Sở Y Tế Tỉnh Bình Thuận Trung tâm y tế thị xã La Gi

NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Các chuyên gia y tế cảnh báo năm 2024 là năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4-5 năm/lần.
09/07/2024 171 lượt xem
Các chuyên gia y tế cảnh báo năm 2024 là năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4-5 năm/lần.
 
Nguy cơ cao hơn do:
Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở trẻ em chưa đạt mức tối ưu: Một số trẻ chưa được tiêm đủ liều vắc xin theo khuyến cáo. Đồng thời, một số trẻ tiêm vắc xin nhưng không đáp ứng miễn dịch.
Mức độ giao lưu, di chuyển của người dân ngày càng tăng.
 
Nhóm có nguy cơ mắc cao:
 Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.
 Người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa được tiêm phòng.
 Người có hệ miễn dịch suy yếu.
 
Biểu hiện của bệnh sởi:
Sốt cao, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc.
Sau 3-4 ngày, xuất hiện phát ban da màu đỏ sẫm, bắt đầu từ mặt sau tai, lan ra khắp cơ thể.
Phát ban thường kéo dài 3-5 ngày.
 
Biến chứng nguy hiểm:
Viêm phổi, t.iê.u ch.ảy nặng.
Viêm não, có thể dẫn đến t.ử v.o.n.g.
 
Biện pháp phòng ngừa:
Tiêm phòng đầy đủ vắc xin sởi:
Theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều.
 
Giữ vệ sinh cá nhân:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
 
Tránh tiếp xúc với người bệnh:
Người bệnh sởi nên hạn chế đến nơi công cộng.
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
 
Ngành y tế đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi. Tuy nhiên, để phòng ngừa hiệu quả bệnh sởi, mỗi cá nhân và gia đình cần nâng cao ý thức, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
 
Hãy chung tay đẩy lùi dịch sởi, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng!

Nguồn Bộ Y tế.

Bài viết cùng chuyên mục

.
Top